Vén màn những kiến thức hữu ích về cấu tạo sàn gỗ công nghiệp

Cùng với sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ nhựa và sàn gỗ ngoài trời, sàn gỗ công nghiệp góp phần mang thêm nét đa dạng cho bộ sưu tập sàn gỗ. Các sản phẩm này có sự khác biệt lớn ở cấu tạo (bảng thành phần). Nhờ đó, chúng tạo nên những đặc điểm riêng biệt nhằm thích nghi với từng điều kiện và môi trường lắp đặt. Bài viết này sẽ mang đến các kiến thức bổ ích về cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp.

 

1. Sàn gỗ công nghiệp là gì?

 

Về bản chất, sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu nội thất nhằm phục vụ trang trí nhà cửa. Từ đó, góp phần mang đến không gian sống, làm việc hiện đại và tiện nghi. 

Về thành phần, sàn gỗ công nghiệp được tạo nên từ quá trình ép nén bột gỗ tự nhiên dưới áp lực cao. Từ đó, chúng tạp thành vật liệu gỗ HDF – nguyên liệu chính trong bảng cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp. 

Sàn gỗ công nghiệp mang đến không gian nhà ở sang trọng 
Sàn gỗ công nghiệp mang đến không gian nhà ở sang trọng 

Sàn gỗ công nghiệp mang đến không gian nhà ở sang trọng 

2. Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp 

 

 

Sàn gỗ công nghiệp được tạo nên từ 4 lớp chính: Lớp đế (lớp đáy sàn); lớp lõi (lớp cốt gỗ chính); lớp vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Ngoài ra, chúng còn được trang bị thêm hèm khóa bên cạnh. Công dụng chính của hệ thống này giúp tạo sự thuận lợi cho việc lắp đặt và tháo dỡ sàn gỗ. Nhờ đó, thợ nội thất có thể trực tiếp lắp đặt mà không cần đến sự hỗ trợ của các vật dụng khác.

Lớp đáy sàn gỗ 

Lớp đáy sàn gỗ là lớp cuối cùng, đây cũng là lớp tiếp xúc trực tiếp với nền nhà bên dưới. Do đó, chúng cần có khả năng chống ẩm, chống thấm nước tốt. Ngoài ra, lớp đáy cũng có chức năng nâng đỡ toàn bộ sàn gỗ công nghiệp. Để đạt được hiệu quả này, thành phần của chúng thường từ nhựa tổng hợp. 

Các lớp cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp có gì?
Các lớp cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp có gì?

Các lớp cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp có gì?

Lớp lõi sàn gỗ

Lớp lõi sàn gỗ chính là lớp cốt gỗ. Khi đọc hiểu thành phần ở lớp này, bạn sẽ nhận biết được giữa các loại sàn gỗ khác nhau. Đối với sàn gỗ công nghiệp, thành phần chính sẽ là gỗ HDF. 

Tỷ lệ gỗ HDF trong lõi sàn càng cao thì phản ánh chất lượng sàn gỗ công nghiệp càng tốt. Chúng giúp tăng độ cứng cho sàn, tăng khả năng chịu lực tác động từ bề mặt. Và đặc biệt, quyết định đến độ biến dạng của sàn. 

Lớp vân gỗ

Đây là lớp quyết định đến tính thẩm mỹ của sàn gỗ công nghiệp. Con người có thể tạo nên những họa tiết, hoa văn nổi bật để tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu. Nhờ đó, không gian căn hộ, nhà ở trở nên sang trọng và mang đậm bản sắc hơn. 

Hiện nay, công nghệ hiện đại, việc trang trí lớp vân gỗ càng trở nên đơn giản hơn. Điều này làm sàn gỗ công nghiệp có nét đẹp không khác gì so với các loại sàn tự nhiên. Thậm chí chúng còn đa dạng và nổi bật hơn.

Lớp phủ bề mặt gỗ

Sợi thủy tinh và vật liệu Melamine resins chính là thành phần chính tạo nên lớp bề mặt này. Đây là lớp ở trên cùng của sàn gỗ công nghiệp. Do đó, chúng có vai trò và các chức năng chính như:

  • Tạo độ ổn định cho bề mặt của sàn gỗ.
  • Giúp chống nước, chấm thấm vào sàn để bảo vệ các lớp bên dưới tốt hơn.
  • Giảm thiểu sự ảnh hưởng và xâm nhập từ môi trường ngoài như vi khuẩn, côn trùng, mọt gỗ…

3. Các tiêu chuẩn xác định chất lượng của sàn gỗ công nghiệp?

Hiện nay trên thị trường khá đa dạng về các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Chúng có chất lượng và mẫu mã không giống nhau. Vậy tiêu chí để đánh giá chất lượng của sàn gỗ dòng công nghiệp là gì?

HDF là thành phần chính tạo nên sàn gỗ công nghiệp
HDF là thành phần chính tạo nên sàn gỗ công nghiệp

HDF là thành phần chính tạo nên sàn gỗ công nghiệp

 Về độ dày

Thông thường, sàn gỗ công nghiệp có 3 quy cách trong đóng độ dày là: loại sàn 8mm, 12mm và loại sàn 10mm. 

Độ dày phản ánh khả năng chịu lực và chống thấm. Thông thường giá trị này càng lớn thì chất lượng sản phẩm càng tốt. Do đó, sàn gỗ công nghiệp dòng cao cấp thường có độ dày là 12mm. 

Về khả năng chống mài mòn

Hệ số mài mòn được ký hiệu là AC. Ý nghĩa của trị số này phản ánh khả năng chống chịu lực và trầy xước của sản phẩm. 

Chúng được phân loại thành 5 mức cụ thể từ AC1 đến AC5. Trị số giá trị càng cao thì chất lượng của sàn gỗ càng tốt. Và đương nhiên, giá thành sản phẩm sàn gỗ cũng tăng theo. 

Về khả năng thân thiện với môi trường

Tiêu chuẩn thân thiện với môi trường ký hiệu là E. Tiêu chuẩn này giúp quá trình sản xuất hạn chế các thành phần, phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. 

Sàn gỗ công nghiệp cao cấp đạt trị số E phản ánh hàm lượng Formaldehyde đạt ngưỡng an toàn. Chúng không thể gây nên các tác động không tốt đến con người. Do đó, khi lựa chọn loại sàn gỗ cho căn hộ, khách hàng cần chú ý đến trị số này nhé! 

Về khả năng chống cháy

Tiêu chuẩn chống cháy trong xác định chất lượng sàn gỗ được ký hiệu là B. Các loại sàn uy tín đều cần đáp ứng tiêu chuẩn này. Nhờ đó mà các vụ hỏa hoạn hay cháy nhà được giảm với tỷ lệ ấn tượng. Đối với sàn gỗ công nghiệp, mức độ B1 là yếu tố bắt buộc cần phải đạt được. 

 

Vậy là bạn đã hiểu hơn về cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp? Những kiến thức hữu ích này được xem là cẩm nang để khách hàng trở thành người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn vật liệu nội thất cho không gian của mình.

0765332662